Rau Ngải Cứu ở Đức
Trở về trang chủ© © trantrac.de.tl LOGIN trantrac TKTDk
Ngải cứu tiếng Đức là Beifuss englischer Name: Mugwort
Khi gặp người bị đột quỵ, không phải ai cũng có kinh nghiệm cấp cứu đúng cách cho bệnh nhân. Nếu không được kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ bị cướp đi thời gian vàng để sống sót, hoặc chí ít sẽ bị những di chứng nặng nề về sức khỏe.
Theo lương y Nguyễn Hữu Khai, nguyên TGĐ Tập đoàn Y dược Bảo Long, căn bệnh đột quỵ thường hay xảy ra lúc nửa đêm khi người bệnh tỉnh giấc đi tiểu bị choáng ngã rồi đột quỵ
Trong trường hợp này, người bệnh cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt, nếu để sau 3 - 4 giờ sẽ rất khó hồi phục.
Lương y Nguyễn Hữu Khai cũng lưu ý, trong tình huống này đương nhiên phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Nhưng nếu vì lý do nào đó như nhà quá xa cơ sở y tế thì có thể tiến hành cấp cứu tại nhà trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện theo cách như sau:
- Lấy ngay một nắm lá ngải tươi giã nhuyễn, cho nước đồng tiểu (nước tiểu của trẻ em) vào bóp đều rồi vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
- Cứ sau 2 - 3 giờ uống 1 lần, thường chỉ sau lần uống thứ 3 là bên chân tay bị liệt có thể cử động được. Sau đó vẫn cho uống tiếp ngày 3 lần vào các buổi sáng, chiều, tối. Uống 5 - 7 ngày.
- Để an toàn cho người bệnh thì sau khi chân tay cử động được rồi vẫn nên đưa tới bệnh viện.
Lương y Nguyễn Hữu Khai cũng lưu ý, mỗi nhà nên trồng một luống ngải cứu, ở thành phố có thể trồng trong chậu cảnh bởi ngải cứu rất cần để sử dụng trong nhiều tình huống cấp cứu cho sức khỏe.
Ở Đức Rau Ngải cứu xuất hiện vào đầu tháng 4 và hết vào đầu mùa Đông. Chỉ hái phần non, khi bấm thấy nhẹ tay là được. Rau Ngải cứu ở Đức không có vị đắng như Ngải cứu châu á. Rau xào với thịt ba chỉ ngon hơn rau muống châu á và có tác dụng tốt cho sức khỏe (đặc biệt là phụ nữ tuổi Tiền Mãn Kinh)
Cây ngải cứu rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Song có rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như các món ăn từ ngải cứu, bạn đã biết chưa?
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát. Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết.
Ngải cứu chữa bệnh
- Làm điếu ngải : lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Có thể dùng điếu ngải theo mấy cách sau :
- Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.
- Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).
- Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.
Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
- Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.
-Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.
-Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
-Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.